Từ lâu, gỗ tự nhiên đã là chất liệu phổ biến trong sản xuất nội thất vì sự bền chắc và vẻ đẹp sang trọng, đăng cấp. Tuy nhiên, thị trường gỗ ngày càng khan hiếm dẫn đến tình trạng khách hàng mua nhầm gỗ tạp, gỗ xấu với giá cao. Chính bởi vậy, hôm nay chúng tôi xin gửi tới bạn mẹo phân biệt 10 loại gỗ tự nhiên trong sản xuất nội thất. Chỉ với vài bước đơn giản là bạn đã trở thành người tiêu dùng thông thái rồi !
Kiến thức tổng quan về gỗ tự nhiên
Gỗ tự nhiên là gì ?
Gỗ tự nhiên là loại gỗ được khai thác từ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng lấy gỗ, sau đó đưa vào sản xuất nội thất mà không cần qua giai đoạn chế biến thành nguyên vật liệu khác. Vẻ đẹp của gỗ tự nhiên đến từ các hình thù độc đáo trên vân gỗ, cũng như màu sắc tự nhiên của nó.
Ưu và nhược điểm của gỗ tự nhiên:
Về ưu điểm:
- Chắc chắn, bền bỉ và độ bền cao cũng như khả năng chịu lực tốt.
- Đa dạng về màu sắc, vân gỗ cũng như mùi hương
- Họa tiết chạm trổ sắc nét, tinh xảo; có thể chế tác thành nhiều hình dáng
- Ít bị ăn mòn, hư hỏng trong môi trường ẩm ướt
- Mang lại vẻ ngoài sang trọng, đẳng cấp
Về nhược điểm:
- Gỗ tự nhiên có giá thành cao hơn so với gỗ công nghiệp
- Cần sấy khô và bảo quản đúng cách nếu không sẽ bị cong vênh và mối mọt.
Xếp hàng thứ tự các loại gỗ tự nhiên
Ngoài cách chia gỗ tự nhiên thì các loại gỗ có màu đỏ, hoặc các loại gỗ có màu vàng, những loại gỗ có vân đẹp nhất,… thì cần tìm hiểu thứ tự xếp hàng giá trị của gỗ theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Nhóm 1: gỗ quý, vân đẹp và giá trị cao
Nhóm 2: gỗ nặng, cứng. độ bền cao, tỷ trọng lớn
Nhóm 3: gỗ nhẹ và mềm hơn, độ bền cao
Nhóm 4: gỗ màu tự nhiên, thớ mịn, dễ gia công
Nhóm 5: gỗ tỷ trọng trung bình, dùng trong thiết kế nội thất
Nhóm 6 -7 -8 : gỗ nhẹ, chịu lực kém
Cách phân biệt 10 loại gỗ tự nhiên phổ biến nhất
Cùng đi tìm hiểu và so sánh các loại gỗ tự nhiên thông dụng nhất khi sản xuất đồ nội thất nhé !
Gỗ gụ: gỗ cao cấp nguồn gốc Nam Phi
Gỗ gụ được xếp vào nhóm I, là loại gỗ quý, tùy theo độ tuổi mà có màu vàng – nâu đỏ - nâu đậm. Nó có trọng lượng nặng, mùi chua nhưng không hăng, thớ thẳng. Thường cây gụ mọc nhiều ở vùng miềng trung, nam Lào và Campuchia.
Ưu điểm: Độ bền cao, dễ đánh bóng, ít cong vênh và mối mọt. Vân gỗ đều đẹp, tạo cảm giác bắt mắt và trang trọng.
Nhược điểm: Thường phải nhập khẩu vì số lượng ít và thời gian sinh trưởng lâu, dẫn đến giá thành cao.
Gỗ sưa: loại gỗ được đánh giá cao nhất
Còn được gọi là gỗ trắc thối, thuốc nhóm gỗ I rất quý hiếm. Gỗ sưa thường có màu vàng hoặc đỏ, vân đẹp. Chất gỗ cứng nhưng dẻo dai, có giá trị kinh tế cao và thường được dùng trong các gia đình giàu có.
Ưu điểm: thớ gỗ đẹp, có mùi hương trầm nhẹ. Chống chịu nắng mua tốt và có giá trị về mặt tâm linh. Ngoài ra gỗ sưa có 4 mặt vân khác nhau, nên giá trị thâm mỹ rất cao.
Nhược điểm: giá thành cao vì được coi là gỗ chỉ dành cho giới thượng lưu
Gỗ trắc: loại gỗ có đường vân đám mây
Gỗ trắc cũng nằm trong nhóm gỗ I, thớ gỗ đanh chắc, mịn và cứng với các đường vân hình đám mây rõ nét. Thường có màu đỏ, càng, đen, mùi hơi chua nhưng không hăng và trọng lượng rất nặng. Tuổi thọ gỗ cực cao, có thể tới hàng trăm năm.
Ưu điểm: độ bền cao, không cong vênh, mối mọt. Thớ gỗ mịn, thường được dùng khi tạc tượng, đóng bàn ghế,… Ngoài ra gỗ trắc còn có sẵn tinh dầu nên có độ bóng tự nhiên.
Nhược điểm: nhanh xuống màu dù chất lượng không đổi, có giá thành cao
Gỗ lim: loại gỗ có tính chất thẩm mĩ
Gỗ lim nằm ở nhóm gỗ II, cây gỗ cứng, chắc, nặng, có màu nâu hoặc nâu thẫm, có đường vân gỗ dạng xoắn. Nếu để lâu sẽ có màu đen.
Ưu điểm: Chống mối mọt, biến dạng của thời tiết. vân gỗ rất đẹp nên thường được dùng để đóng gường, bàn ghế.
Nhược điểm: Mùi hơi hắc, có giá thành cao và khối lượng nặng nên vận chuyển khó.
Gỗ hương: Gỗ có mùi thơm nhất
Gỗ hương là loại gỗ nhóm I. Nó thường có màu đỏ, vàng hoặc đen sọc trắng, đường vân gỗ tương đối sắc nét, khi sờ gỗ khá mịn, thớ dẻo dai. Kết cấu gỗ cứng và nặng, cầm rất chắc tay. Đặc biệt khi ngâm gỗ loại cao cấp vào nước, nước sẽ chuyển từ màu trắng sang màu xanh nước chè.
Ưu điểm: gỗ bền, chống mối mọt. Có nhiều tinh dầu trong gỗ nên tỏa hương thơm. Thớ gỗ to, chắc, tạo hiệu quả thẩm mĩ tốt.
Nhược điểm: số lượng ít, giá thành cao và dễ bị làm giả.
Gỗ xoan đào: Được sử dụng nhiều nhất
Xoan đào nằm trong nhóm gỗ IV. Đặc điểm là có màu hồng đào tự nhiên, thớ đẹp, vân rõ. Chất gỗ cứng và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Ưu điểm: giá thành rẻ, ít cong vênh và sứt mẻ. Chịu lực, chịu nén, chịu nước tốt
Nhược điểm: dễ mói mọt nên cần chế biến kĩ để tăng độ bền, không thể hiện được sự sang trọng, đẳng cấp.
Gỗ sồi: Loại gỗ nhập khẩu châu Âu.
Gỗ sồi nằm ở nhóm VII, khá cứng và được dùng phổ biến trong tạo tác bàn ghế. Gỗ sồi có 2 loại trắng và gỗ sồi đỏ. Có cấu trúc gỗ dạng chai với hai loại vân là vân sọc và sân núi, dát gỗ vàng nhạt.
Ưu điểm: kết cấu cứng chắc và chịu lực tốt. Nó chịu nước, chịu nén, độ bền cao và màu sắc đẹp. Giá thành rẻ
Nhược điểm: gỗ nhập khẩu nên không phong phí bằng các loại gỗ trong nước.
Gỗ óc chó: Loại gỗ kén khách tại Việt Nam
Tên tiếng anh của nó là Walnut, là loại gỗ trong nhóm IV, Nó có tính cứng, dát gỗ màu kem, tâm gỗ nâu nhạt đến socola. Phần vân gỗ sóng hoặc cuộn xoáy tạo nên các đốm hình đẹp mắt.
Ưu điểm: màu sắc sang trọng, độ bám keo và bắt vít tốt. Bên cạnh đó nó còn giữ màu lâu. Tâm gỗ kháng sâu tốt nên được đánh giá là có độ bền vượt trội ngay cả trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt.
Nhược điểm: Giá thành cao nên ít người dám đầu tư.
Gỗ tần bì
Gỗ tần bì thuộc nhóm gỗ IV. Dát gỗ màu nhạt đến trắng, tâm gỗ có màu sắc đa dạng, nâu xám đến nâu nhạt. Nhìn chung, vân gỗ khá to, đẹp và mặt gỗ thô đều.
Ưu điểm: dễ nhuộm màu và đánh bóng, ít bị biến dạng. Ngoài ra, nó có chịu lực tốt, kháng va chạm cũng như dễ uốn cong bằng hơi nước.
Nhược điểm: khả năng kháng sâu không cao, tâm gõ không thấm chất bảo quản nên cần xử lý kĩ trước khi sử dụng.
Gỗ dổi: cây gỗ mang lại nhiều giá trị kinh tế
Gỗ dổi thuộc nhóm gỗ thứ III, là loại gỗ dễ tiêu thụ trên thị trường. Thớ gỗ mịn, dai và có tinh dầu thơm. Bên cạnh đó, vân gỗ cũng rất sắc nét. Không chỉ được sử dụng trong thiết kế nội thất, cây gỗ dổi có giá trị làm thuốc và thu hoạch quả.
Ưu điểm: Chịu lực, chịu nhiệt tốt. Kháng nước nên có độ bền cao. Tinh dầu có sẵn trong gỗ giúp chống mối mọt, và giá thành tương đối phải chăng.
Nhược điểm: Số lượng ngày càng ít do bị khai thác quá mức.
Kinh nghiệm đi mua sắm đồ nội thất bằng gỗ tự nhiên
Để sắm được món đồ chất lượng, bạn cần nắm rõ các kinh nghiệm sau đây:
- Mùa gỗ, mùi sơn: nên dễ chịu và an toàn cho sức khỏe người dùng
- Chất liệu gỗ: kiểm tra kĩ, nhất là các vị trí mép khung, viền,…
- Kiểm tra độ chắc chắn: đảm bảo an toàn khi sử dụng và tuổi thọ sản phẩm
- Độ chứa nước của sản phẩm: dưới 12% là hợp lý, điều này đảm bảo sản phẩm không biến dạng và ẩm mốc.
- Nước sơn của mặt gỗ: đều, đẹp, bằng phẳng và nhìn rõ vân gỗ bên dưới.
- Kiểm tra các họa tiết: cần tránh các họa tiết sắc nhọn gây nguy hiểm, hoặc phần chạm khắc bị lỗi dẫn đến giảm độ thẩm mỹ.
Cách phân biệt gỗ dác – gỗ lõi – gỗ tạp
Gỗ dác
Là gỗ không có giá trị cao, được hình thành từ tế bào chết của cây, cùng với các chất hữu cơ như tinh dầu, nhựa cây,.. Gỗ dác rỗng hơn, độ bền thấp và nằm phía ngoài của cây. Thường gỗ dác có màu nhạt hơn, có vết nứt và giá trị kinh tế thấp.
Gỗ lõi
Là phần gỗ nằm trong, do gỗ rác hình thành nên dưới quá trình biến đổi sinh học, chứa nhiều chất hữu cơ, muối khoáng và có chức năng chống đỡ, nuôi dưỡng cho cây. Vì vậy nó có cấu trúc cứng, vân gỗ đều, thớ đẹp và có màu sẫm hơn, nằm ở phía trong. Đây là điểm giúp các bộ bàn ghế gỗ tự nhiên, đắc biệt là các dòng cao cấp và quý, có chất lượng tốt và màu sắc sang trọng, đẳng cấp.
Gỗ tạp
Dùng để chỉ những sản phẩm có chất liệu gỗ nhưng có bề ngoài bằng gỗ tự nhiên, bên trong là gỗ công nghiệp. hay nói cách khác gỗ tạp là các sản phẩm gỗ giả. Thường các mẫu nội thất từ gỗ tạp không có xuất xứ đáng tin cậy, được làm để nhái gỗ quý bán với giá cao nhưng chất lượng kém.
Trên đây là những thông tin hữu ích hi vọng sẽ giúp bạn có thể phân biệt 10 loại gỗ tự nhiên một cách đơn giản và nhanh chóng. Vì giá thành cho sản phẩm bằng gỗ là không nhỏ, nên bạn cần cân nhắc kĩ về nhu cầu, sở thích và chi phí của mình, cũng như các lưu ý cần thiết để tránh “mua gà hóa cuốc” trước thị trường gỗ “vàng thau lẫn lộn”