Giải mã: Gỗ đổi màu là loại gỗ gì ? Có thần kì như lời đồn ?

Ngày đăng: 2021-08-27 11:52:25

Gỗ đổi màu được biết đến như một trong những loại gỗ độc đáo trên thị trường. Với khả năng thay đổi màu sắc tùy theo điều kiện ngoại cảnh, nó khiến không ít người tò mò và thích thú. Tuy nhiên, nhiều người vẫn quan ngại vì chất lượng cũng như giá trị của loại gỗ này. Bài viết sau đây sẽ trả lời cho câu hỏi “gỗ đổi màu là loại gỗ gì ?”, cũng như giải mã sự thần kì của nó.

Tổng quan về gỗ đổi màu

Gỗ đổi màu là loại gỗ gì ?

Đây là những loại gỗ có khả năng thay đổi màu sắc dựa theo tác động của môi trường xung quanh như ánh sáng, nhiệt độ. Nó còn có nhiều tên gọi khác như gỗ tắc kè, gỗ trắc xanh đổi màu, gỗ bách xanh đổi màu,… và trồng phổ biến ở nhiều vùng đồi núi của Tây Nguyên như Krong Năng, Ninh Thuận,…

Gỗ đổi màu là loại gỗ gì ?

Gỗ đổi màu thuộc nhóm gỗ nào ?

Hiện loại gỗ này đang được Bộ Lâm Nghiệp nghiên cứu và tạm thời xếp vào nhóm V – nhóm gỗ tạp. Vì có màu sắc đặc biệt cũng như độ quý hiếm, nên dù không được đánh giá cao về chất lượng, gỗ đổi màu vẫn được “săn đón” nhiệt tình.

Các loại gỗ đổi màu

Hiện có 3 loại gỗ đổi màu phổ biến nhất:

Gỗ thủy tùng đổi màu: tên khác là gỗ thông nước, trông nhiều ở miền cận nhiệt đới ở miền Nam nước ta. Chúng thuộc nhóm I, có mùi thơm, thớ mịn và ngâm nước qua hàng trăm năm tự đổi từ màu xanh đen sang cẩm thạch.

Gỗ bách xanh đổi màu: còn gọi là gỗ dổi, tuổi thọ cao, thuốc nhóm II với tuổi thọ lâu dài. Ban đầu gỗ màu xám nhạt nhưng khi bóc vỏ thì gỗ sẽ chuyển xanh thẫm hoặc xanh ngọc,

Gỗ đổi màu Gia Lai: thân gỗ thẳng, góc bạnh và đường kính khoảng 50cm. Vỏ cây màu nâu, bên trong lõi màu xanh rất đẹp

Các loại gỗ đổi màu

Cách nhận biết gỗ đổi màu

Với những người chơi gỗ thì không khó để nhận ra đâu là gỗ đổi màu chuyên. Tuy nhiên công nghệ làm giả hiện nay rất phát triển nên nếu bạn không phải “dân chuyên” thì cần lưu ý các điểm nhận biết sau:

Qua màu sắc: chỉ cần trong điều kiện thời gian và nhiệt độ phù hợp, gỗ đổi màu sẽ chuyển từ xám sang xanh ngọc và giữ mãi như vậy.

Qua vân gỗ: vân gỗ rõ, đẹp với thớ thằng, mịn và ít nứt nẻ.

Qua giá thành: giá chất liệu gỗ thô khá cao nên chắc chắn sản phẩm tạo ra cũng không hề rẻ.

Cách nhận biết gỗ đổi màu

Giải mã sự thần kì của gỗ đổi màu

Gỗ đổi màu luôn trong tình trạng khan hiếm bởi rất nhiều người muốn tận mục sở thị quá trình đổi màu này. Vậy sự thần kỳ này có như lời đồn? Cùng giải mã nhé ! Điều này bắt nguồn từ hai lí do, một là sự đổi màu linh hoạt, hai là ý nghĩa của gỗ đổi màu.

Loại gỗ này đổi màu như thế nào ?

Khi khai thác, chúng có màu hơi ngả vàng như gỗ lim, sau đó chuyển dần sang xám, rồi màu tím. Cuối cùng là xanh ngọc như đá và giữ nguyên màu sắc mãi mãi. Vì vậy, lời đồn đại rằng nó có thể thay đổi màu linh hoạt là sai. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người thích thú và quyết tâm sưu tầm các sản phẩm từ gỗ đổi màu.

Ý nghĩa của gỗ đổi màu

Vì đặc điểm màu sắc nổi bật và mùi thơm nhẹ, rất nhiều người tin rằng nó là phước báo thiên nhiên theo phong thủy. Các sản phẩm từ loại gỗ này chắc chắn mang vượng khí tốt, thu hút may mắn và tài lộc tới cho chủ nhân. Tuy vào loại gỗ đổi màu mà có ý nghĩa phong thủy nhất định.

Giải mã sự thần kì của gỗ đổi màu

Gỗ thủy tùng: mang vượng khí tốt và hút thần tài.

Gỗ bách xanh: có ý nghĩa tâm linh, xua đuổi vận xui và giữ cuộc sống bình yên.

Gỗ đổi màu Gia Lai: có giá trị kinh tế cao, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ.

Ứng dụng của gỗ đổi màu

Là một chất liệu tự nhiên và độc đáo, gỗ đổi màu có nhiều ứng dụng trong thiết kế nội thất cũng như các vật phẩm phong thủy.

Bàn ghế gỗ đổi màu

Các loại bàn ghế từ gỗ đổi màu rất được ưa chuộng vì sắc xanh nổi bật và số lượng không quá nhiều. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý hơn về các bài trí sao cho hài hòa bởi đây không phải là một món đồ nội thất dễ trang trí.

Ứng dụng của gỗ đổi màu

Giường gỗ bách xanh đổi màu

Thiết kế này được ưa chuộng vì sự chắc chắn, màu sắc đẹp và mùi thơm nhẹ. Tuy nhiên gỗ bách xanh được chọn làm giường thường ở giai đoạn chưa chuyển sang màu xanh ngọc hẳn, tạo cảm giác tự nhiên và dễ chịu

Giường gỗ bách xanh đổi màu

Lục bình gỗ đổi màu

Là một sản phẩm trang trí nội thất cầu kì, khi sử dụng chất liệu gỗ đổi màu làm tặng thêm phần ấn tượng và bắt mắt, sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho nhiều phòng khách sang trọng.

Lục bình gỗ đổi màu

Tranh gỗ đổi màu

Chất liệu chủ yếu được dùng là gỗ bách xanh hoặc gỗ thủy tùng, dễ chạm trổ cũng như để lại hoa văn và đường vân ấn tượng. Màu gỗ khi sử dụng cũng chưa chuyển hẳn sang xanh ngọc mà có màu sắc tự nhiên.

Tranh gỗ đổi màu

Cặp chim công để bàn từ gỗ đổi màu

Với các món đồ để bàn khác như tượng đôi chim công thì sắc xanh từ gỗ đổi màu là điểm nhấn không thể rời mắt.

Cặp chim công để bàn từ gỗ đổi màu

Vật phẩm phong thủy

Tương tự như lục bình gỗ, các vật phẩm phong thủy từ gỗ đổi màu được ưa chuộng hơn khi chúng có màu xanh ngọc, xanh thẫm, nhất là tượng linh vật Cóc ngậm tiền, Phật Di Lặc, Tướng quân…

Vật phẩm phong thủy

Ngoài ra còn có vòng tay phong thủy cũng được nhiều người yêu thích.

Vật phẩm phong thủy

Gỗ đổi màu có đắt không? Giá bao nhiêu ?

Với những người tò mò và yêu thích sản phầm thì đây chắc chắn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Thực tế thì không có mức giá cụ thể cho các loại gỗ đổi màu nhưng có thể chắc chắn một điều rằng, giá thành của nó tương đối cao và sẽ có xu hướng tăng thêm trong thời gian tới.

Với một sản phẩm độc đáo, hiếm có như vậy thì này cũng không hề khó hiểu. Ngoài ra, giá của gỗ đổi màu còn phù thuộc một số yếu tố:

  • Khối lượng- kích thước: kích thước càng lớn, giá càng cao và ngược lại.
  • Chất liệu – độ dày: vì có nhiều loại gỗ đổi màu nên mức giá của chúng có sự chênh lệch. Độ dày thể hiện cho tuổi thọ của cây lấy gỗ lâu năm chưa.
  • Đơn vị cung cấp: tùy từng đơn vị sẽ có giá thành, ưu đãi khác nhau
  • Xu hướng thị trường: tác động cung – cầu cũng ảnh hướng giá của gỗ.

Với sự yêu thích và “săn đón” nhiệt tình của người tiêu dùng, gỗ đổi màu đang trở thành một những chất liệu Hot nhất trong sản xuất nội thất. Hi vọng bài viết trên đã cung cấp các thông tin để bạn hiểu Gỗ đổi màu là loại gỗ gì, và những ứng dụng của nó trong thực tế. Cảm ơn đã tin tưởng và đón đọc các bài viết của chúng tôi.